Happy Pets

Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đũa trên chó

Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đũa chó trên thế giới

Bệnh giun đũa chó hay bệnh ấu trùng (AT) di chuyển nội tạng, gây ra do sự di chuyển của ấu trùng giun đũa chó ở nhiều cơ quan: da, gan, cơ , não, lách, mắt  bệnh do ấu trùng giun đũa chó được y văn ghi nhận loại giun này có những quyết định kháng nguyên giống giun đũa mèo, không phân biệt được hai loại giun bằng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch học, biểu hiện lâm sàng trên người cũng khó phân biệt. Tuy nhiên, khả năng nhiễm ấu trùng giun đũa chó do thói quen sinh hoạt của chó khiến bệnh lây nhiễm qua người rất cao [70].

Năm 1950, ấu trùng giun đũa chó được tìm thấy trong mắt của các bệnh nhân phẫu thuật mắt mắt vì viêm nội nhãn hay nghi ngờ ung thư võng mô

[25]. Vào năm 1952, Beaver và cộng sự đã chứng minh có sự hiện diện của ấu trùng giun đũa chó ở nội tạng người và gọi đó là bệnh “ấu trùng di chuyển nội tạng”. Trường hợp này được ghi nhận lần đầu tiên ở trẻ em có hội chứng gan hay phổi; ấu trùng giun đũa chó được tìm thấy sau khi phẫu thuật tử thi, sinh thiết gan hay phổi.Vì là ký sinh trùng (KST) lạc chủ, không trưởng thành được ở người nên y văn ghi nhận đây là hiện tượng “ngõ cùng ký sinh” hoặc “bệnh động vật không hoàn chỉnh” [6], [25].

Trên thế giới, tại Mỹ, Beck nghiên cứu về sinh thái loài chó được nuôi nhiều ở các gia đình vùng thành thị và dự đoán rằng bệnh giun đũa chó sẽ là một trong những vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng đồng thời là một bệnh rất phổ biến. Vì không trưởng thành được ở người nên ấu trùng giun đũa chó muốn chẩn đoán bệnh phải dựa vào phương pháp miễn dịch học, tìm kháng thể kháng giun trong huyết thanh bệnh nhân. Bằng phản ứng miễn dịch học, nhiều tác giả trên thế giới đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh giun đũa chó lạc chủ ở người. Ngoài ra, giun đũa chó còn được tìm thấy ở loài gặm nhấm trong các lò mổ lợn tại Na Uy [123].

Những nghiên cứu gần đây với kỹ thuật miễn dịch ELISA đã cho biết tỷ lệ nhiễm KST này trong cộng đồng dân cư ở các nước Châu Âu (0-13%), ở Anh (2-5%). Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm đáng kể của phân chó trong môi sinh [106].

Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đũa chó tại Việt Nam

Trước Cách mạng tháng 8, theo Houdemer (1938), chó ở B cơ Bộ nhiễm giun đũa chó (16,71%). Đỗ Hài (1972), điều tra 174 chó săn từ 1-5 tháng tuổi ở miền Bắc, tỷ lệ nhiễm là 47,1%; tỷ lệ chó mẹ nuôi con là 73,7%, giun đũa chó có rất nhiều ở chó con từ chưa mở mắt đến 1 tháng tuổi, đến 4-5 tháng tuổi thì tỷ lệ nhiễm giảm dần. Năm 1975, Capdevielle P. và cộng sự (CS) báo cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh một trường hợp cổ trướng có tăng bạch cầu ái toan (BCAT) ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh nhân sống ở nông thôn, có tiền sử vàng da, uống rượu và nghiện hút thu cơ lá nặng. Các tác giả nghĩ đến nguyên nhân

KST nhưng không biết loài nào, điều trị với Thiabendazole thì triệu chứng bệnh giảm dần [5].

Năm 1988, Trần Vinh Hiển gặp ở bệnh viện Nhi đồng II, Thành phố Hồ Chí Minh một bệnh nhi (Đức Hòa, Long An) bị sốt kéo dài, BCAT tăng rất cao trong máu. Huyết thanh của bệnh nhân được Giáo sư Trần Văn Kỷ ở Pháp thử, xác định là trường hợp nhiễm ấu trùng giun đũa chó. Sử dụng kỹ thuật ELISA với kháng nguyên chất tiết của ấu trùng giun đũa chó trong môi trường nuôi cấy, đã phát hiện hàng ngàn người có huyết thanh dương tính với loại giun này

5/5 - (324 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare
Shopping cart close